Chương 3: Giá cộng thưởng
Để đạt được tính bền vững thực sự cho các ngành, chúng tôi tin rằng cả giá trị và các rủi ro phải được chia sẻ trên cả chuỗi cung ứng. Trong Tiêu chuẩn của mình, chúng tôi hướng đến phân bổ lợi ích và chi phí của việc chứng nhận đồng đều hơn giữa người nông dân và công ty.
Trong phiên bản 1.4 của Tiêu chuẩn, phương hướng tiếp cận của chúng tôi về Trách nhiệm Chung sẽ thay đổi. Trong phần này, chúng tôi sẽ thảo luận những thay đổi đối với Đơn vị Sở hữu Chứng nhận.
Bạn có thể xem lại tất cả các thay đổi trong chương này trong phần Tài nguyên.
Phương pháp tiếp cận mới của chúng tôi đối với Trách nhiệm Chung
Trong Tiêu chuẩn Nông nghiệp Bền vững năm 2020, chúng tôi đã giới thiệu Khoản tiền chi trả cho sự khác biệt của sản phẩm chứng nhận (SD) và Chi phí thực hiện công tác bền vững đối với sản phẩm được chứng nhận (SI).
Đây là một bước đi táo bạo và can đảm, với mục đích:
-
Cải thiện Trách nhiệm Chung trên toàn bộ chuỗi cung ứng
-
Thúc đẩy chuỗi cung ứng công bằng
-
Tạo ra một cuộc đua về tính bền vững
Ý tưởng là, thông qua một công cụ về tính minh bạch, đơn vị sở hữu chứng nhận có thể cải thiện vị thế mặc cả đồng thời vẫn có khả năng tiếp cận các khoản đầu tư từ người mua. Mặc dù phương pháp tiếp cận đối với SD và SI rất tham vọng, chúng tôi nhận thấy có những thách thức trong việc các thành phần của thị trường tiếp nhận các phương pháp này, và tính minh bạch xung quanh giá cả chưa đạt được ảnh hưởng đối với tính năng động của thị trường như mong đợi. Tuy nhiên, trải nghiệm này đã mang lại những thông tin chi tiết có giá trị.
Chúng tôi đã thực hiện một thử thách khó khăn, mặc dù không đạt được kết quả như mong đợi, chúng tôi sẽ luôn học hỏi, thích nghi và phát triển.
Phương pháp tiếp cận mới của chúng tôi:
-
Chúng tôi đã lắng nghe phản hồi từ các bên liên quan, cho rằng các thuật ngữ “SD” và “SI” phức tạp một cách không cần thiết. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ tiến tới sử dụng thuật ngữ “giá cộng thưởng”.
-
Chúng tôi đã hợp nhất các khoản đầu tư trước đây được thực hiện thông qua cả SD và SI (tiền mặt và hiện vật) thành một mức giá cộng thưởng theo khối lượng được đơn giản hoá.
-
Đối với các công ty và thương hiệu muốn tiến xa hơn ngoài việc chi trả giá cộng thưởng và đầu tư cụ thể vào các trang trại hoặc nhóm trang trại không liên quan đến khối lượng, chúng tôi đang phát triển các cơ chế để thực hiện khoản đầu tư như vậy ngoài phạm vi Tiêu chuẩn Nông nghiệp Bền vững.
Nội dung thay đổi so với phiên bản trước?
-
Ít nhất 40% giá cộng thưởng sẽ được chia cho các thành viên nhóm, và nên được thanh toán bằng tiền mặt hoặc các khoản thanh toán bằng tiền khác, và không bằng hiện vật. Trước đó, 100% giá trị phải chia cho các thành viên trong nhóm.
-
Số tiền giá cộng thưởng còn lại do ban quản lý giữ phải được chi tiêu theo cách có lợi cho nhà sản xuất hoặc công nhân.
-
Các Đơn vị/Nhà cung ứng sản phẩm phải chi trả số tiền tối thiểu bắt buộc. Hiện tại, chỉ áp dụng số tiền khuyến nghị tối thiểu đối với cây ca cao. Bạn có thể tìm thêm thông tin về quy định cụ thể cho mỗi loại cây trong Phụ lục về giá cộng thưởng.
-
Chúng tôi sẽ không yêu cầu cung cấp báo cáo chi tiết về cách các thành viên nhóm chi tiêu giá cộng thưởng nữa.
Tại sao việc báo cáo về giá cộng thưởng lại quan trọng?
Báo cáo về giá cộng thưởng là bắt buộc bất kể số tiền. Báo cáo này giúp theo dõi ảnh hưởng của chương trình đối với nhà sản xuất và tăng cường tính minh bạch đối với người mua.
Quy trình ký hợp đồng và báo cáo:
BƯỚC 1 |
Giá cộng thưởng là một phần của hợp đồng hoặc thoả thuận |
Nhà sản xuất và người mua lập hợp đồng hoặc thoả thuận nêu rõ:
|
BƯỚC 2 |
Thanh toán và báo cáo trong hệ thống quản lý truy nguyên sản phẩm |
|
BƯỚC 3 |
Thanh toán cho các thành viên nhóm |
|
BƯỚC 4 |
Báo cáo trong kế hoạch quản lý |
Tài liệu quản lý:
|