Chương 1: Quản lý
Canh tác không chỉ là một hoạt động đời sống mà còn là công việc kinh doanh, và để kinh doanh thành công thì cần phải quản lý. Rainforest Alliance muốn các trang trại đã cấp chứng nhận được quản lý một cách hiệu quả, minh bạch, toàn diện và khả thi về kinh tế.
Trong phần quy định về quản lý này, chúng tôi sẽ tập trung vào các thay đổi trong Các yêu cầu đối với Đơn vị Sở hữu Chứng chỉ trong chương về quản lý và nêu bật các ví dụ có liên quan.
Bạn có thể xem xét tất cả các thay đổi đối với các yêu cầu về quản lý trong tài liệu ở phần Tài nguyên.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét một số thay đổi có liên quan:
A) Không bắt buộc phải sử dụng Công cụ Đánh giá Năng lực Quản lý (MCAT) nữa
B) Không áp dụng số lần thanh tra nội bộ tối đa mỗi ngày nữa
C) Giảm số lần thanh tra nội bộ cho các nhóm do hệ thống lấy mẫu mới sau năm đầu tiên
D) Xác định rõ hơn các khoá tập huấn và khoảng thời gian giữa các khoá tập huấn
E) Điều chỉnh phương pháp tiếp cận để cung cấp vị trí địa lý và bản đồ khoanh vùng
A) Không bắt buộc phải sử dụng Công cụ Đánh giá Năng lực Quản lý (MCAT) nữa
MCAT là một công cụ Excel dùng để đánh giá năng lực các hệ thống của doanh nghiệp trong một số lĩnh vực quản lý chính, tập trung vào đánh giá năng lực ban lãnh đạo của nhóm. Mục đích của công cụ này là xác định những lĩnh vực cần cải thiện năng lực quản lý.
Công cụ này lại có vẻ hơi phức tạp đối với nhiều Đơn vị Sở hữu Chứng nhận. Theo Phiên bản 1.4 của Tiêu chuẩn, không bắt buộc phải sử dụng MCAT nữa. Thay vào đó, Đơn vị Sở hữu Chứng nhận có thể sử dụng hệ thống quản lý của riêng mình để ghi chép lại quá trình đánh giá việc quản lý.
-
Hệ thống ghi chép đó có thể ở định dạng kỹ thuật số hoặc bằng giấy
-
Tài liệu này sẽ được yêu cầu trong quá trình thanh tra và đánh giá nội bộ.
-
MCAT vẫn sẽ được cung cấp cho những người muốn sử dụng.
Hệ thống tài liệu này dùng để làm gì?
Theo yêu cầu 1.1.1, ban quản lý cần chứng minh cam kết đối với nền nông nghiệp bền vững bằng cách dành đủ nguồn lực và nhân sự để thực hiện Tiêu chuẩn Nông nghiệp Bền vững của Rainforest Alliance. Ban quản lý cũng cần thường xuyên đánh giá năng lực của mình trong việc thực hiện Tiêu chuẩn. Hệ thống tài liệu về việc quản lý là cơ sở để đánh giá kế hoạch quản lý và tiến độ thực hiện.
B) Không còn giới hạn số lần thanh tra nội bộ tối đa mỗi ngày nữa
Không còn yêu cầu về giới hạn số lần thanh tra viên nội bộ có thể ghé thăm để thực hiện thanh tra nội bộ nữa. Khi đó, nếu cần, ban quản lý nhóm có thể triển khai nhiều lần thanh tra nội bộ mỗi ngày hơn.
C) Giảm số lần thanh tra nội bộ cho các nhóm do hệ thống lấy mẫu sau năm đầu tiên
Hệ thống thanh tra nội bộ đảm bảo rằng tất cả các thành viên của nhóm tuân thủ với tiêu chuẩn. Hệ thống này cũng giúp thu thập dữ liệu và đánh giá các rủi ro.
Yêu cầu 1.4.1 đã được điều chỉnh, giảm số lần thanh tra bắt buộc.
Trong năm đầu tiên, hoạt động thanh tra nội bộ cần áp dụng cho tất cả các trang trại như yêu cầu trước đây. Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo, chúng tôi sẽ áp dụng một phương pháp tiếp cận ít mang tính chỉ định hơn và linh hoạt hơn.
Phạm vi thanh tra nội bộ sau năm đầu tiên cần bao gồm:
-
100% các trang trại quy mô lớn là thành viên của một nhóm
-
Ít nhất 35% các trang trại quy mô nhỏ là thành viên nhóm mỗi năm, đảm bảo tất cả các trang trại quy mô nhỏ đều được thanh tra sau ba năm. Điều này tạo ra một hệ thống lấy mẫu, sao cho mỗi trang trại được kiểm tra 3 năm một lần chứ không phải hàng năm như yêu cầu trước đây.
Xin lưu ý rằng, yêu cầu triển khai Tiêu chuẩn Nông nghiệp Bền vững của Rainforest Alliance vẫn áp dụng cho cả nhóm vì mẫu thanh tra được lấy từ cả nhóm chứ không phải từ 35% trang trại được thanh tra viên nội bộ kiểm tra.
D) Các khoá tập huấn và khoảng thời gian giữa các khoá tập huấn được chỉ định và rõ ràng hơn
Tập huấn là một phần quan trọng của các dịch vụ mà ban quản lý cung cấp cho công nhân của các trang trại là thành viên nhóm. Chủ đề tập huấn và khoảng thời gian giữa các khoá tập huấn đã được nêu cụ thể hơn trong bản cập nhật của Tiêu chuẩn.
Đối với các nhóm:
Yêu cầu 1.3.3 nêu rõ rằng ban quản lý cần cung cấp dịch vụ cho các thành viên nhóm và công nhân được nhóm thuê, ví dụ: tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ lưu trữ hồ sơ, tiếp cận thông tin đầu vào và các hoạt động nâng cao nhận thức.
Đối với những khoá tập huấn do ban quản lý thực hiện, theo quy định hiện nay, các chủ đề sau đây phải được tập huấn ít nhất hàng năm:
-
Các Thực hành Thanh tra Nội bộ Tốt kèm theo đánh giá sau tập huấn (đối với tất cả các thanh tra viên nội bộ)
-
Tập huấn về Chiến lược IPM
-
Sức khoẻ và An toàn Lao động và Quy trình Khẩn cấp
Đối với các trang trại được chứng nhận riêng lẻ và các trang trại quy mô lớn thuộc một nhóm:
Yêu cầu 1.3.4 nêu rõ rằng ban quản lý cần cung cấp cho các thành viên nhóm và công nhân mà nhóm thuê các dịch vụ như tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ lưu trữ hồ sơ, tiếp cận thông tin đầu vào và các hoạt động nâng cao nhận thức.
Đối với những khoá tập huấn do ban quản lý các trang trại quy mô lớn cung cấp, theo quy định hiện nay, các chủ đề sau đây phải được tập huấn ít nhất hàng năm:
-
Tập huấn về Chiến lược IPM
-
Sức khoẻ và An toàn Lao động và Quy trình Khẩn cấp
E) Điều chỉnh phương pháp tiếp cận để cung cấp vị trí địa lý và bản đồ khoanh vùng
Chương Quản lý cũng bao gồm các yêu cầu đối với việc thu thập dữ liệu địa lý. Dữ liệu này rất cần thiết để truy nguyên nguồn gốc các sản phẩm được chứng nhận. Dựa trên dữ liệu này, có thể đảm bảo rằng các sản phẩm được chứng nhận không đến từ những khu vực có nạn phá rừng, hay từ những khu vực được bảo vệ, nghiêm cấm hoạt động sản xuất. Dựa trên các bản đồ khoanh vùng GPS được thu thập, chúng ta sẽ có dữ liệu chính xác hơn. Ví dụ: dữ liệu này cũng có thể hỗ trợ ban quản lý trang trại trong việc phân tích quy mô trang trại để ước tính khối lượng.
Phiên bản 1.3 giới thiệu một phương pháp tiếp cận dần dần để thu thập và cung cấp dữ liệu về vị trí địa lý và bản đồ khoanh vùng. Trong phiên bản 1.4, phương pháp tiếp cận dần dần này đã bị loại bỏ và nhờ đó, yêu cầu này được đơn giản hoá.
Đối với các nhóm:
Yêu cầu 1.2.10 nêu rằng, đối với 100% các trang trại, dữ liệu vị trí địa lý cho tất cả những đơn vị trang trại có sản phẩm được chứng nhận đều phải có sẵn.
Đối với ít nhất 35%/span> các trang trại, dữ liệu vị trí địa lý này là ở dạng bản đồ khoanh vùng GPS. Chậm nhất là vào lần thanh tra chứng nhận thứ hai, tất cả các đơn vị trang trại đều phải có bản đồ khoanh vùng.
Đối với các trang trại được chứng nhận riêng lẻ và các trang trại quy mô lớn thuộc một nhóm:
Yêu cầu 1.2.11 quy định rằng mỗi đơn vị trang trại có sẵn một bản đồ khoanh vùng.