Nội dung của Chương Xã hội của Tiêu chuẩn Nông nghiệp Bền vững là nhằm hỗ trợ người lao động đạt được điều kiện làm việc và sinh hoạt tốt hơn cho bản thân và gia đình họ, đồng thời thúc đẩy bình đẳng và tôn trọng tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến các nhóm dễ bị tổn thương như người di cư, trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ. Tiêu chuẩn này đặt ra những yêu cầu liên quan đến các quyền cơ bản của con người và người lao động, Lương đủ sống, sức khoẻ và an toàn, cũng như các điều kiện sống và làm việc phù hợp. Tiêu chuẩn này còn hỗ trợ ban quản lý xây dựng một hệ thống quản lý phù hợp với khuôn khổ quốc tế về kinh doanh và nhân quyền.  

Trong phần này, chúng tôi sẽ tập trung vào những thay đổi đối với các yêu cầu về các chủ đề xã hội và nêu bật các ví dụ có liên quan. Chúng tôi đã thực hiện các thay đổi này để làm cho mọi thứ rõ ràng hơn và đơn giản hoá việc triển khai.     

Bạn có thể xem lại mọi thay đổi đối với các yêu cầu về xã hội trong tài liệu ở phần Tài nguyên.   

Bây giờ chúng ta hãy xem xét hai thay đổi có liên quan:

A) Các yêu cầu cải tiến ít mang tính bắt buộc hơn   

B) Các yêu cầu về lương đủ sống được gộp thành một yêu cầu  

                                   

A) Các yêu cầu cải tiến ít mang tính bắt buộc hơn 

Một số yêu cầu cải tiến bắt buộc đã bị xoá. Bạn có thể xem lại mọi thay đổi đối với các yêu cầu về xã hội trong tài liệu ở phần Tài nguyên.  Tiêu chuẩn v1.4 chứa bảng tổng quan liệt kê tất cả các thay đổi so với v1.3.  

Yêu cầu cải tiến liên tục vẫn áp dụng cho các chủ đề đánh giá-xử lý vì đây là nền tảng cho cách tiếp cận nhân quyền của chúng tôi. Hệ thống đánh giá và xử lý đòi hỏi các Đơn vị Sở hữu Chứng nhận phải thực hiện các biện pháp cụ thể để ngăn ngừa, xác định, theo dõi, khắc phục các rủi ro và các vụ việc thực tế liên quan đến lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, hành vi phân biệt đối xử, bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro cần được tích hợp vào kế hoạch quản lý, được triển khai vào theo dõi để xử lý những rủi ro đó. Những hoạt động đánh giá rủi ro này cần được lặp lại ba năm một lần. Đối với các chủ đề có rủi ro trung bình và cao, cần phải thực hiện các đánh giá rủi ro chuyên sâu bổ sung. 

                                   

B) Các yêu cầu về lương đủ sống được gộp thành một yêu cầu 

Mặc dù phương pháp tiếp cận tập trung vào sinh kế mà trước đây chúng tôi áp dụng vẫn đạt thành công trong một số lĩnh vực chính như đa dạng hoá thu nhập, các phương pháp thực hành quản lý và lợi nhuận cho trang trại, phương pháp này cũng gặp một số thách thức khi hướng đến phạm vi ảnh hưởng rộng hơn. Một trong những thách thức này liên quan đến chủ đề Lương đủ sống.  

Mức lương đủ sống là một lĩnh vực mới nổi đang được đang được nghiên cứu, tư duy và triển khai. Trong 4 năm qua, các Đơn vị Sở hữu Chứng nhận, các công ty và Rainforest Alliance đã đạt được những bước tiến lớn thông qua việc triển khai SAS 2020 của Rainforest Alliance bằng cách:  

  • Tạo ra nhận thức  
  • Thực hiện thay đổi ở cấp độ sinh kế  
  • Thu thập dữ liệu  

Chúng tôi thừa nhận rằng cách tiếp cận trước đây của chúng tôi không đạt được tác động mong muốn vì vẫn còn nhiều điều không chắc chắn về định nghĩa chuẩn Lương đủ sống cũng như các công cụ và quy trình tính toán khoảng cách Lương đủ sống. Không chỉ Rainforest Alliance gặp phải những điều không chắc chắn này, mà tình trạng này còn diễn ra ở các tổ chức và viện nghiên cứu khác.  

Nội dung thay đổi 

Phiên bản 1.3 của Tiêu chuẩn Nông nghiệp Bền vững có ba yêu cầu cốt lõi về Lương đủ sống.   
Trong phiên bản 1.4, ba yêu cầu cốt lõi này đã được hợp nhất thành một yêu cầu. Thay đổi này phù hợp với mục đích đơn giản hoá nội dung còn lại của Tiêu chuẩn.  

  • Chỉ số Mức lương đủ sống đã bị xoá bỏ. 
  • Việc so sánh với chuẩn Mức lương đủ sống vẫn phù hợp. Tuy nhiên, chúng tôi không chỉ so sánh với chuẩn của Liên minh Lương Đủ sống Toàn cầu nữa; hiện chúng tôi đã chấp nhận các chuẩn lương đủ sống khác.      
  • Chúng tôi sẽ không cung cấp công cụ cụ thể nào cho những tính toán này nữa; chúng tôi không đưa ra một phương pháp tiếp cận cụ thể nào. 
  • Một yêu cầu tự chọn và một yêu cầu về thước đo thông minh đã bị xoá bỏ. 

Lương đủ sống vẫn là chủ đề quan trọng đối với Tính bền vững và Rainforest Alliance. 

Do đó, yêu cầu 5.4.1 nêu rõ rằng, ban quản lý phải lưu giữ hồ sơ về tất cả tiền lương và thù lao, và đánh giá chúng so với một chuẩn Lương đủ sống được chấp nhận. Bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết trong Phụ lục của chương Xã hội.  

                                              

Các bước tiếp theo:

Tiêu chuẩn Đặc thù về chủ đề sinh kế và quyền con người trong tương lai 

Vì sinh kế và quyền con người vẫn là những chủ đề quan trọng đối với tính bền vững và đối với Rainforest Alliance, chúng tôi đang xây dựng Tiêu chuẩn đặc thù về các chủ đề này và sẽ ra mắt Tiêu chuẩn này trong tương lai.   

Sửa lần cuối: Friday, 24 January 2025, 2:20 PM